Bollinger Bands là một công cụ phân tích kỹ thuật rất tiện dụng được nhiều nhà giao dịch lựa chọn để phân tích tính hình thay đổi của giá cả trên thị trường và hỗ trợ họ đưa ra lựa chọn mua hay bán các sản phẩm giao dịch. Công cụ này thu hút ở điểm nó không trở nên “phức tạp” trên thị trường giống với chỉ báo khác như RSI, MACD, Stochastic Oscillator,… Nếu nhà giao dịch muốn hiểu rõ hơn Bollinger Bands là gì và cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands hiệu quả nhất để giao dịch trên thị trường thì hãy theo dõi hết nội dung mà Sài Gòn Chứng Khoán chia sẻ trong nội dung dưới đây.
Mục lục
Bollinger Bands là gì?
Vào 1980, nhà đầu tư và phân tích thị trường tài chính John Bollinger đưa ra định nghĩa đầu tiên về dải Bollinger Bands. Tóm lại, Bollinger Bands là một biểu đồ thống kê phản ánh tình hình giá cả và sự thay đổi của nó qua từng giai đoạn. Nó được coi là một chỉ báo phân tích kỹ thuật đặc biệt để theo dõi diễn biến của thị trường.
John Bollinger (1950) đã nỗ lực hết sức mình cho nền tài chính của Hoa Kỳ và toàn cầu. Ông cũng là một trong số ít các nhà phân tích đạt được chứng chỉ CPA và CMT, hai trong số những chứng chỉ chính yếu trong giới phân tích tài chính tại Hoa Kỳ. Dải Bollinger được John Bollinger giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn sách Bollinger on Bollinger Bands – 2001. Kể từ đó đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ khác nhau và phát hành trên toàn cầu.
Nhìn vào dải Bollinger, các nhà giao dịch có thể suy xét liệu thị trường đang thay đổi hay đứng yên. Dải Bollinger có xu hướng thu hẹp cho thấy thị trường đang đứng yên. Trái với đó, nếu dải Bollinger có xu hướng giãn ra thì thị trường sẽ có nhiều thay đổi.
>>> Xem ngay: Mô hình 3 đáy là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình 3 đáy
Tính chất của chỉ báo Bollinger Bands
Dựa trên sự đặc trưng của từng dải trong Bollinger Bands, nó sẽ có những tính chất cụ thể như:
- Hầu hết giá trên thị trường đều nằm trong ranh giới của dải trên và dải dưới. Vì vậy hai dải này hoạt động như mức kháng cự hoặc hỗ trợ giá.
- Khoảng cách giữa các dải Bollinger càng lớn, thị trường càng không ổn định. Thế nhưng dải Bollinger càng chặt, thị trường càng ổn định.
- Dải giữa là một đường trung bình động MA; vì vậy nếu giá ở trên dải giữa thì nó sẽ có xu hướng tăng và nếu giá nằm dưới dải giữa thì nó sẽ có xu hướng giảm.
Ý nghĩa của dải Bollinger Bands
Bollinger là một công cụ phân tích trên thị trường tài chính khá hữu dụng nên nó được nhiều chuyên gia lớn ở lĩnh vực này khuyên dùng. Việc theo dõi các chỉ báo kỹ thuật của Bollinger có thể giúp nhà giao dịch biết được thị trường đang thiên về mua hay bán. Tìm đúng nhu cầu mua bán cũng là một trong những tiêu chí mà nhà giao dịch cần nắm rõ trước khi thực hiện các giao dịch đầu tư của mình trên thị trường đầy biến động này.
Dải Bollinger có xu hướng thu hẹp/ giãn ra
Sự thu hẹp dải Bollinger là một hiện tượng trong đó các dải trên; và dưới của dải Bollinger thu hẹp tại trung tâm của đường SMA. Trong trường hợp này, biến động giá thị trường cho thấy những dao động nhẹ (được coi là tương đối ổn định). Trái với đó dải trên và dải dưới có chiều hướng lan ra hai bên. Khi điều này xuất hiện đồng thời, giá thị trường có xu hướng biến động đáng kể. Vì vậy đây là khoảng thời gian thích hợp để đặt lệnh mua hoặc bán.
Dải Bollinger có xu hướng đột biến (break out)
Trong một số tình huống, dải Bollinger có sự khác biệt đáng kể; thường là 90% so với dải trên và dưới của SMA. Điều này cho thấy thị trường giá cả đang có sự biến động khá mạnh mẽ. Một số nhà giao dịch thường nghĩ rằng đây là thời điểm phù hợp để bứt phá. Thế nhưng, nếu dải Bollinger có xu hướng đột ngột; thường sẽ có sự gián đoạn đáng kể đối với thị trường giá. Thế nhưng nó không tượng trưng cho hành vi giá trong giai đoạn biến động tiếp theo trên thị trường. Cho nên, khả năng nhà giao dịch gặp phải các vấn đề phát sinh rủi ro cũng khá cao.
Hạn chế của dải Bollinger Bands
Dải Bollinger được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính toàn cầu; thế nhưng nó cũng xuất hiện nhiều điểm thiếu sót. Dưới đây là hai điểm trừ mà nhà giao dịch cần biết trước khi lựa chọn chỉ báo này:
- Bollinger Bands không dự đoán sự đột phá về giá: Về bản chất, dải Bollinger không phải là một hệ thống hỗ trợ giao dịch. Chúng chỉ giúp đưa ra hành động giá làm nền tảng cho các nhà giao dịch tìm hiểu; và đánh giá trong phân tích kỹ thuật. Chỉ báo Bollinger không thể giúp các nhà giao dịch đưa ra dự đoán đúng chuẩn. Nó cần được sử dụng chung với nhiều chỉ báo kỹ thuật khác để tìm ra đúng thời điểm tốt nhất và giao dịch.
- Dải Bollinger Bands có thể không chuẩn xác trong một số tình huống nhất định. Bollinger là một chỉ báo kỹ thuật ít biến động khi sự thay đổi của thị trường không quá cao. Do đó, có 80% cơ hội là nó phản ánh chính xác tình hình thị trường. Thế nhưng, nếu thị trường thay đổi đáng kể do các vấn đề khách quan thì dải Bollinger Bands sẽ không chính xác.
Lời kết
Hy vọng qua nội dung chia sẻ trên đây của Sài Gòn Chứng Khoán; nhà giao dịch đã biết được Bollinger Bands là gì và Bollinger Bands được sử dụng như thế nào trong giao dịch ngoại hối. Để sử dụng chỉ báo Bollinger Bands một cách hữu hiệu nhất; nhà giao dịch cần thực hành nhiều, ghi chép và rút kinh nghiệm trong mỗi phiên giao dịch.
Tổng hợp: saigonchungkhoan.com