Dải Bollinger là một chỉ báo mà mọi nhà giao dịch cần biết. Dải Bollinger có thể đồng thời hỗ trợ nhiều thông tin tín hiệu giao dịch như sự thay đổi giá trên thị trường giao dịch, xu hướng thị trường trong tương lai, khả năng đảo chiều của thị trường,… Hiện nay trên thị trường không có công cụ phân tích hoặc chỉ báo kỹ thuật nào khác có thể hỗ trợ đồng thời nhiều thông tin giao dịch chính xác như vậy. Ngoài ra còn có rất nhiều cách thức và chiến lược giao dịch với Bollinger Band đã được nhiều nhà giao dịch sử dụng rất hiệu quả và mang đến khả năng sinh lời đáng kể.
Bollinger Bands là một chỉ báo kỹ thuật trên thị trường ngoại hối được nhiều nhà giao dịch ưa chuộng và ưu ái lựa chọn . Thế nhưng, có rất nhiều nhà giao dịch chưa thực sự hiểu rõ về đặc điểm cũng như tính chất để có thể biết cách giao dịch với Bollinger Band hiệu quả hơn. Trong nội dung chia sẻ dưới đây, nhà giao dịch có thể hiểu sâu hơn về cách giao dịch theo Bollinger Band hiệu quả nhất và nhanh chóng thu được lợi nhuận khi giao dịch nhờ vào chỉ báo này.
Mục lục
Cách giao dịch với Bollinger Band hiệu quả nhất
Dải Bollinger thường được dùng để phân tích kỹ thuật và xác định các lựa chọn phù hợp trong giao dịch. Thế nhưng, một số tín hiệu khác cần được sử dụng chung khi giao dịch với Bollinger Band để tăng khả năng giao dịch có lãi.
>>> Xem ngay: Chỉ báo Stochastic là gì? Bí quyết sử dụng Stochastic Oscillator hiệu quả
Dựa trên 2 dải Bollinger
Giao dịch dựa trên hai đường Bollinger Bands là cách dễ dàng nhất cho các nhà giao dịch. Công thức tương ứng cũng không phức tạp và rất dễ sử dụng:
- Khi giá xuống mức thấp, nhà giao dịch có thể vào lệnh mua.
- Khi giá lên mức cao, nhà giao dịch có thể vào lệnh bán.
Phương pháp này phù hợp để hỗ trợ giao dịch vì đường giá liên tục lên xuống trong một phạm vi cụ thể, nhất là khi thị trường không có nhiều biến động và đang đi ngang. Thế nhưng, thị trường luôn thăng trầm và không ngừng thay đổi là lúc nhà giao dịch không nên chỉ dựa vào đường giá và hai dải Bollinger. Tại thời điểm này, nhà giao dịch cần sự giúp đỡ của các tín hiệu từ các chỉ báo kỹ thuật khác, chẳng hạn như RSI, để đưa ra lựa chọn đầu tư chuẩn xác nhất.
Giao dịch với Bollinger Band theo dạng nút thắt cổ chai
Thị trường tài chính luôn thay đổi theo từng giây trên 1 phiên giao dịch. Thời kỳ biến động thấp (đi ngang) thường xuất hiện ngay sau giai đoạn biến động lớn (xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm). Nó giống như một khoảng thời gian tạm dừng giữa thị trường, và cũng là một khoảng thời gian ngắn để các nhà giao dịch nhìn đánh giá lại xu hướng và cân nhắc chiến lược giao dịch với Bollinger Band tiếp theo của họ để tối đa hóa khả năng sinh lời.
Một làn sóng biến động nhanh chóng luôn được các nhà giao dịch mong ngóng. Tại thời điểm đó, nút thắt có thể báo hiệu một sự tăng hoặc giảm rất mạnh mẽ trên thị trường. Và sự co thắt và sự phá vỡ của dải Bollinger thể hiện một xu hướng mới trên thị trường. Những gì nhà giao dịch mong đợi từ quy tắc giao dịch này đó là:
- Bắt đầu với sự co lại và phá vỡ dải trên; thị trường có xu hướng phục hồi mới.
- Tiếp theo, sự siết chặt mở cửa; và phá vỡ trong dải dưới cho thấy một xu hướng giảm mới.
Đây là một phương pháp giao dịch theo Bollinger Band dễ dàng khác được nhiều nhà giao dịch sử dụng. Thế nhưng, các nhà giao dịch cần tìm hiểu chính xác các chuyển động mới trên thị trường; và tránh mắc phải vào tình trạng “Head Fake”. Giá vượt ra khỏi phạm vi và nhanh chóng đảo chiều hoặc đi theo hướng ngược lại. Do đó, các nhà giao dịch phải đợi giá được kiểm tra lại trước khi đặt lệnh giao dịch; để tăng tính đảm bảo hơn.
Giao dịch theo Bollinger Band kết hợp với chỉ báo khác
Có nhiều cách giao dịch với Bollinger Band khác nhau trên thị trường; tùy vào loại chỉ báo kỹ thuật mà nhà giao dịch kết hợp chưng với nó.
Kết hợp với RSI
RSI được xếp vào nhóm chỉ báo dao động giúp nhà giao dịch biết được xu hướng lúc này của thị trường có nằm trong vùng quá bán hay quá mua không (RSI <30 / RSI > 70). Đây cũng là thời kỳ hội tụ hoặc phân kỳ. Sự phân kỳ và hội tụ của chỉ báo RSI thường hình thành trên thị trường trong một giai đoạn ngắn. Nó cho thấy rằng người mua hoặc người bán không còn quan tâm đến việc tăng hoặc giảm giá. Tuy nhiên, nó không chứng minh sự đảo ngược của xu hướng giá. Do đó, việc tìm kiếm một tín hiệu đồng thuận đòi hỏi nhà giao dịch phải dựa vào một số chỉ báo kỹ thuật hiệu quả khác; chẳng hạn như nến Doji, mức kháng cự, hỗ trợ,…
Kết hợp với MACD
MACD là một chỉ báo hữu hiệu về động lượng theo xu hướng; và dải Bollinger giúp tìm đúng đặc trưng của chu kỳ hành vi giá. Do đó, dùng chung hai chỉ báo này sẽ mang lại cho nhà giao dịch sự tự tin trong giao dịch của mình bằng cách đo lường sức mạnh và phân tích biến động thị trường. Hơn hết, 2 chỉ báo này thường được sử dụng để xác định tình hình của thị trường lúc đó; và dự đoán những đột phá trong tương lai.
Kết hợp với ngưỡng kháng cự, hỗ trợ
Bollinger Band bị phá vỡ có thể cho thấy một xu hướng mới trên thị trường; nếu nó dựa trên việc phá vỡ dải trên hoặc dưới. Thế nhưng, tình trạng “Head Fake” có thể xảy ra. Do đó, nhà giao dịch nên đợi giá được kiểm định lại; và sử dụng nó chung với các tín hiệu chỉ báo khác như hỗ trợ, kháng cự hoặc nến Doji.
- Nếu giá vượt quá đường kháng cự, hãy nhập lệnh mua.
- Nếu giá vượt ra khỏi đường hỗ trợ, hãy nhập một lệnh bán.
Lời kết
Nhà giao dịch cần phải dành nhiều thời gian để tự mình luyện tập; và tích lũy kinh nghiệm khi muốn giao dịch với Bollinger Band. Sau khi sử dụng thành thạo chỉ báo này, nhà giao dịch hoàn toàn có thể nghiên cứu và tạo ra các cách giao dịch với Bollinger Band cùng các chỉ báo khác để nâng cao khả năng sinh lời khi giao dịch của mình.
Tổng hợp: saigonchungkhoan.com
Pingback: Bật mí cách giao dịch với Bollinger Band hiệu quả nhất – Sài Gòn Chứng Khoán
Pingback: Bật mí cách giao dịch với Bolling...