Giao dịch CFD là gì? Đặc điểm của giao dịch CFD trên thị trường

Có rất nhiều loại hình đầu tư xuất hiện và phát triển mạnh mẽ trên thị trường tài chính ngày nay. Thay vì chờ đợi hoặc chịu rủi ro trong khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư có thể kiếm lời nhờ các hợp đồng CFD. CFD là một trong số các  công cụ giao dịch tài chính phái sinh rất quan trọng đối với nhà đầu tư. Thế nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu được hết những ưu thế nổi trội và những rủi ro của việc đầu tư và giao dịch CFD, nhất là với các nhà giao dịch mới.

Có thể nhà đầu tư đã nghe đến thuật ngữ này, nhưng họ không biết giao dịch CFD là gì? Làm thế nào để giao dịch CFD? Lợi ích của giao dịch hợp đồng chênh lệch CFD là gì? Nội dung chia sẻ dưới đây của Sài Gòn Chứng Khoán sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giao dịch CFD.

Giao dịch CFD là gì?

Giao dịch CFD là gì
Khái niệm giao dịch CFD

CFD (tên đầy đủ: Contract for Difference) có nghĩa là hợp đồng về sự chênh lệch. CFD là hợp đồng giữa hai bên (người mua và người bán) nhằm thương lương về sự thay đổi giá của một loại tài sản tài chính cụ thể.

Người mua và người bán được quy định rằng người mua trả cho người bán khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường hiện tại của tài sản và giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng. CFD hỗ trợ cho người dùng cơ hội kiếm lời từ nhũng thay đổi về giá mà không cần nắm giữ trong tay các sản phẩm tài chính.

Giao dịch cổ phiếu truyền thống yêu cầu nhà giao dịch phải là cổ đông trước khi có quyền tăng hoặc giảm giá cổ phiếu. Nếu nhà giao dịch đang giao dịch CFD, họ sẽ có thể hưởng các quyền này sau khi thực hiện hợp đồng.

Nếu nhà giao dịch quyết định giữ / mở một vị thế bán trên một cổ phiếu; lợi nhuận hoặc thua lỗ của họ sẽ là do giá đó tăng hoặc giảm. Nhà giao dịch không cần phải là một cổ đông; đây là sự tiện lợi của giao dịch hợp đồng chênh lệch. Nhà giao dịch có thể giao dịch các loại tài sản tài chính khác nhau thông qua CFD mà không cần phải đăng ký tài khoản giao dịch cho từng loại tài sản. Nhà giao dịch chỉ cần đoán trước xem giá sẽ tăng hay giảm, kiếm lợi nhuận nếu dự đoán của họ đúng và ngược lại. Khi giao dịch CFD, người dùng về cơ bản ký kết hợp đồng với các sàn giao dịch ngoại hối.

Điểm mạnh của giao dịch CFD là gì?

>>> Xem ngay: Tổng hợp chiến lược giao dịch với Price action hiệu quả nhất hiện nay

Hợp đồng chênh lệch có những ưu thế tuyệt vời khiến nó trở nên rất cực kỳ thu hút đối với các nhà giao dịch như:

  • CFD không bao gồm quyền nắm giữ các loại tài sản tài chính. Do đó nhà giao dịch không cần phải ký quỹ thuế hoặc thanh toán phí vận chuyển trong giao dịch hợp đồng chênh lệch (CFD) cho chỉ số chứng khoán hoặc vốn chủ sở hữu.
  • Hợp đồng CFD có thể được giao dịch theo cả hai chiều. Nó đồng nghĩa với việc nhà giao dịch có thể mở các vị thế dài hoặc ngắn với hợp đồng chênh lệch. Vì nó không liên quan đến quyền sở hữu; nhà giao dịch có thể bán chỉ số chứng khoán CFD mà không cần vay trước, giống như bán khống cổ phiếu.
  • Nhà giao dịch chỉ cần ký hợp đồng với nhà môi giới. Nhà giao dịch có thể giao dịch được phần lớn các loại hình đầu tư tài chính; bao gồm Forex, CFD, chỉ số,… từ một TK trên sàn ngoại hối mà không cần phải mở các loại TK khác nhau cho các loại tài sản khác nhau.
  • Các khoản tiền nhỏ có thể được rải trên nhiều tài sản giao dịch khác nhau để giảm mức độ mạo hiểM khi quá chú trọng đầu tư vào 1 sản phẩm nào đó.
  • Giao dịch CFD có mức đòn bẩy tài chính cao; cho phép nhà giao dịch thực hiện giao dịch quy mô lớn mà không cần đầu tư hết vốn. Nhà môi giới hỗ trợ cho nhà giao dịch mức đòn bẩy có thể đạt 1: 2000.
Điểm mạnh của giao dịch CFD
Điểm mạnh của giao dịch CFD

Điểm yếu của giao dịch hợp đồng chênh lệch CFD

Sự thua lỗ khi giao dịch hợp đồng chênh lệch thường đến từ các vấn đề sau:

  • Vì đây là một giao dịch có đòn bẩy tài chính; nhà giao dịch có thể thua lỗ toàn bộ vốn của mình.
  • Nhà giao dịch phải chắc chắn rằng tài khoản của họ có đủ tiền để thỏa mãn các quy định nạp tiền ban đầu; hoặc nếu vốn chủ sở hữu trong tài khoản của nhà giao dịch thấp hơn số tiền tối thiểu. Họ sẽ cần phải đóng một vài hoặc tất cae các vị thế giao dịch của mình. Để chắc chắn rằng tài khoản của nhà giao dịch luôn thỏa mãn các quy định nạp tiền; họ nên liên tục theo dõi tài khoản của mình và gửi thêm tiền hoặc đóng một số vị thế.
  • Sự thay đổi của thị trường có thể tạo ra chênh lệch giá trong trường hợp khẩn cấp. Nó làm ảnh hưởng đến giá thực hiện của giao dịch, nhất là lệnh cắt lỗ / chốt lời. Nếu thị trường biến động, nhà giao dịch có thể không đóng được vị thế của mình; hoặc thu lợi nhuận ở mức giá kỳ vọng.
  • Giao dịch CFD giúp các nhà đầu tư giảm chi phí rất nhiều so với thị trường truyền thống. Và họ sẽ phải trả chênh lệch / hoa hồng khi giao dịch. Điều này làm cho việc kiếm được lợi nhuận tối đa trở nên không hề đơn giản. Bên cạnh đó, còn có một khoản phí phát sinh khác.
  • Vấn đề phát sinh từ chính các nhà môi giới kém chất lượng. Trước khi mở TK; nhà giao dịch nên tìm hiểu kỹ sàn ngoại hối mà họ đã lựa chọn.
Điểm yếu của giao dịch CFD
Điểm yếu của giao dịch CFD

Kết luận

Giao dịch CFD chỉ phù hợp với những nhà giao dịch nhận thức rõ ràng về mức độ nguy hiểm; khả năng gặp phải rủi ro khi giao dịch và có nhiều kinh nghiệm giao dịch thực tiễn. Giao dịch hợp đồng chênh lệch là một khoản đầu tư rất mạo hiểm; vì vậy nhà giao dịch cần cân nhắc đến vấn đề rủi ro khi tham gia giao dịch.

Tổng hợp: saigonchungkhoan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *