Call Margin là gì? Làm thế nào để hạn chế lệnh Call Margin?

Nếu bạn là một nhà giao dịch mới tham gia thị trường và đã đầu tư được một thời gian, có lẽ bạn đã từng gặp phải việc bị gọi vốn ký quỹ và bị Call Margin về tài khoản giao dịch của mình đã bị “cháy”. Lệnh Call Margin được sử dụng để ám chỉ một tín hiệu khẩn cấp cho một nhà giao dịch đã vay tiền để mua chứng khoán từ một công ty cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán.

Lệnh này chính là lời nhắc cũng như cảnh báo đến từ nhà môi giới giúp bảo vệ nhà giao dịch khỏi các vấn đề phát sinh và hạn chế thua lỗ trong quá trình đầu tư kém hiệu quả. Trên thực tế, có rất nhiều nhà giao dịch mới không hiểu và nắm rõ về khái niệm này. Nếu các nhà giao dịch quan tâm đến Call Margin là gì, hãy theo ngay bài viết chia sẻ này của Sài Gòn Chứng Khoán để cập nhật cho mình những thông tin hữu ích nhất nhé!

Call Margin là gì?

Call Margin là gì
Khái niệm Call Margin

Đây là một thuật ngữ được sử dụng bởi một doanh nghiệp đầu tư để thông báo cho một nhà giao dịch đang mắc nợ; với mục đích mua một chứng khoán khi chứng khoán đó giảm xuống dưới mức an toàn đối với sản phẩm mà họ đang đầu tư. Mục đích của lệnh này là để nhắc nhở các nhà giao dịch rằng họ cần phải ký quỹ thêm tiền để bán các chứng khoán này; nhằm giữ mức duy trì ở ngưỡng đảm bảo theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.

Khi tình huống này xảy ra trong tài khoản giao dịch của các nhà giao dịch; các vấn đề sẽ phát sinh là toàn bộ cả các lệnh giao dịch sẽ tự động bị tạm ngưng để giảm số tiền đặt cọc mà các nhà giao dịch đã dùng hết. Do đó, để giữ lệnh giao dịch, nhà giao dịch cần phải nạp thêm tiền đặt cọc vào tài khoản giao dịch của họ. Điều này cũng có thể được hiểu là nhà giao dịch đang làm tăng vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, các nhà giao dịch cũng nên cân nhắc việc đặt cọc nhiều hơn để giữ các lệnh đang mở; hoặc đóng một vài lệnh để khớp với chiến lược đã được vạch ra trước đó của họ.

Làm thế nào để hạn chế lệnh Call Margin?

Khi áp dụng đòn bẩy tài chính, các nhà giao dịch cần phải hiểu rõ ràng về cách tính mức ký quỹ cần thiết cho mỗi vị thế mở; và hiểu rõ lệnh Call Margin là điều mà các nhà giao dịch đều muốn hạn chế đến mức tối đa. Vậy làm sao để có thể ngăn chặn tình trạng này?

Đặt Stop Loss cho tất cả các lệnh giao dịch

Cắt lỗ là công cụ giao dịch hữu hiệu nhất có thể tự động hạn chế mức lỗ của mỗi lệnh giao dịch; khi thị trường đi ngược chiều mà nhà giao dịch đã phán đoán. Và họ không cần phải ngồi trước máy tính hàng giờ liền để canh chừng. Nếu mức lỗ được hạn mức trong một khoảng cụ thể; có nghĩa là mức ký quỹ chỉ bị giảm xuống mức đã dự toán. Do đó, một điều không thể tránh khỏi chính là lệnh Call Margin sẽ không hình thành; và khả năng bị dừng giao dịch sẽ thấp.

Bên cạnh đó, cắt lỗ cũng là một công cụ kiểm soát thua lỗ cần thiết cho giao dịch ngoại hối. Và ngay cả các nhà giao dịch chuyên nghiệp cũng coi cắt lỗ như một yếu tố không thể thiếu khi tham gia giao dịch. Không có gì để các nhà giao dịch mới tham gia thị trường có thể loại trừ nó.

Đặt Stop Loss cho tất cả các lệnh giao dịch
Đặt Stop Loss cho tất cả các lệnh giao dịch

Hạn chế giao dịch các sản phẩm với khối lượng lớn

Khi tiến hành một giao dịch, nhà giao dịch cần tìm ra mức lỗ có thể xảy ra; và tính toán xem nó mất bao nhiêu phần trăm trên vốn thực tế của họ. Nếu nhà giao dịch đặt một lệnh lớn hoặc tạo nhiều lệnh giao dịch nhỏ và bị thua; số tiền ký quỹ được sử dụng sẽ tăng đều đặn, vốn chủ sở hữu sẽ giảm mạnh mẽ. Bên cạnh đó, tài khoản giao dịch của nhà giao dịch sẽ cháy; lệnh Call Margin sẽ nhanh chóng xuất hiện.

Thế nhưng, nhà giao dịch có thể giao dịch bao nhiêu; tùy vào việc họ là một nhà giao dịch ưa mạo hiểm. Hay một nhà giao dịch chuyên đầu tư theo hướng ổn định, đảm bảo về lâu về dài.

Các nhà giao dịch cũng cần lưu ý rằng lợi nhuận cao sẽ đem đến cho họ mức rủi ro rất lớn. Do đó, thay vì giao dịch theo cảm xúc; hãy chọn cách thức giao dịch phù hợp và nghiêng về lý trí. Đó là do giao dịch theo tâm lý mà không có tính toán sẽ khiến lượng giao dịch tăng ngoài tầm kiểm soát của các nhà giao dịch.

Hạn chế chọn đòn bẩy quá cao

Nếu nhà giao dịch chọn tỷ lệ đòn bẩy tài chính cho giao dịch của họ quá lớn; vốn chủ sở hữu và mức ký quỹ của họ sẽ tuột dốc không phanh. Và họ sẽ nhanh chóng đối mặt với viễn cảnh Call Margin. Do sự liên kết chặt chẽ này, nhà giao dịch nên chú tâm lựa chọn nhà môi giới; cung cấp mức đòn bẩy tài chính phù hợp. Đồng thời cẩn thận không lạm dụng nó để tránh cháy hết tài khoản giao dịch của mình.

Hạn chế chọn đòn bẩy quá cao
Các nà giao dịch cần hạn chế chọn đòn bẩy quá cao

Xem ngay: ROCE là gì? Lợi thế và hạn chế của chỉ số ROCE là gì?

Lời kết

Để giao dịch ký quỹ thật hiệu quả; các nhà giao dịch phải lường trước được những rủi ro có thể xảy ra. Lệnh Call Margin chính là một cách thức giúp bảo vệ các nhà giao dịch không sử dụng Stop Loss; hoặc có sử dụng nhưng không hợp lý. Nếu số tiền ký quỹ giảm xuống dưới mức yêu cầu ký quỹ; vị thế mở với mức lỗ cao nhất sẽ tự động bị đóng như một cơ chế an toàn được tích hợp sẵn. Sài Gòn Chứng Khoán hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho các nhà giao dịch một chút hiểu biết tổng quan về Call Margin.

Tổng hợp: saigonchungkhoan.com

2 thoughts on “Call Margin là gì? Làm thế nào để hạn chế lệnh Call Margin?

  1. Pingback: Call Margin là gì? Làm thế nào để hạn chế lệnh Call Margin? – Sài Gòn Chứng Khoán

  2. Pingback: Call Margin là gì? Làm thế...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *